Trang chủ / Đăng ký kinh doanh / Thủ tục thành lập Công ty, doanh nghiệp năm 2023 [Mới]

Thủ tục thành lập Công ty, doanh nghiệp năm 2023 [Mới]

17/04/2023 - 406 Lượt xem

Thủ tục thành lập Công ty, doanh nghiệp nhanh và đơn giản với hướng dẫn chi tiết của HTD LawLang. Tổng thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ mất 5-7 ngày làm việc với quy trình, các bước cụ thể như sau:

 

Những yếu tố cần thiết khi thành lập doanh nghiệp:

Muốn thành lập doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân sẽ cần những yếu tố sau:

  • Một địa chỉ có quyền sử dụng hợp pháp trong kinh doanh để làm địa chỉ công ty. Địa chỉ này có thể thuộc sở hữu của bạn, hoặc được thuê, mượn của người khác. Bạn có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với địa chỉ này.
  • Chuẩn bị các thông tin doanh nghiệp bạn dự kiến đăng ký bởi khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp bạn sẽ phải thể hiện đủ thông tin trong nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cụ thể: Tên doanh nghiệp là gì, vốn điều lệ công ty là bao nhiêu, doanh nghiệp do ai là đại diện pháp luật, các thành viên/cổ đông/chủ sở hữu là ai,…
  • Tiếp đó là chuẩn bị giấy tờ liên quan đến thành viên, cổ đông công ty. 
  • Ngoài ra khi bắt đầu thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp thì mỗi bước thủ tục sẽ có những loại giấy tờ, những yêu cầu về công việc thực hiện khác nhau nữa.

(Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp)

Thủ tục thành lập doanh nghiệp (không có vốn FDI) gồm các bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị một địa chỉ cụ thể mà bạn có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng để làm địa chỉ trụ sở và chuẩn bị thông tin đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2: Thành viên góp vốn/Cổ đông đăng ký mua cổ phần thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Bước 4: Khắc dấu tròn + dấu chức danh và làm biển hiệu cho doanh nghiệp.
  • Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp.
  • Bước 6: Đăng ký chữ ký số điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử, đăng ký khai và nộp thuế online.
  • Bước 7: Treo biển hiệu và bắt đầu vào kinh doanh tại trụ sở chính.

Thành lập doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) có gì khác biệt?

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo Luật đầu tư thì việc thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải gắn với thủ tục đăng ký đầu tư. Do vậy quy trình thành lập doanh nghiệp FDI sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện 7 bước mà HTD Law đã nêu. Ngoài ra việc thành lập doanh nghiệp FDI còn phải thực hiện các công việc khác như sau:

  • Tài khoản công ty sẽ gồm tài khoản giao dịch và tài khoản góp vốn đầu tư. Do đó doanh nghiệp sẽ phải mở hai loại tài khoản sau khi thành lập doanh nghiệp.
  • Địa điểm triển khai dự án đồng thời là trụ sở chính doanh nghiệp nên khi lựa chọn địa chỉ trụ sở chủ doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến sự phù hợp của địa điểm với các ngành nghề kinh doanh mình đăng ký.
  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư đối với các doanh nghiệp có trụ sở ngoài khu công nghiệp. Trường hợp trụ sở doanh nghiệp trong khu công nghiệp thì thẩm quyền cấp GCN đăng ký đầu tư thuộc ban quản lý các khu công nghiệp, …

Yêu cầu để thành lập doanh nghiệp nhanh gọn, hiệu quả:

Theo HTD LawLang muốn thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh bạn sẽ cần khắc phục các vướng mắc sau khi triển khai

  1. Phòng tránh hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới không hợp lệ bằng cách sử dụng mẫu điều lệ công ty, và các biểu mẫu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Sau khi thành lập doanh nghiệp quý vị có thể thay đổi và điều chỉnh nội dung các giấy tờ nội bộ theo nhu cầu.
  2. Rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Thông thường hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới mất nhiều thời gian trong phần chọn ngành nghề kinh doanh và mức vốn điều lệ đăng ký. Nên chủ doanh nghiệp cần tham khảo nhanh ý kiến tư vấn của chuyên viên HTD LawLang để chốt nhanh các nội dung này.
  3. Nắm rõ quy trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp để biết các thủ tục có thể thực hiện song song và các thủ tục nào không cần thiết phải tiến hành ngay để hạn chế thời gian chờ đợi.
  4. Cuối cùng là thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp chuẩn xác. Thực tế nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm khai nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì không nên tốn thời gian vào việc tự nộp online bởi nhiều hồ sơ mất cả tháng cũng chưa được chấp thuận hợp lệ.

Thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại HTD LawLang chỉ khoảng 5 – 7 ngày làm việc.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 21, 22 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp loại hình: Công ty TNHH, Công ty cổ phần sẽ cần chuẩn bị các tài liệu sau trong hồ sơ:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ thành lập doanh nghiệp.
  3. Danh sách thành viên công ty / Danh sách cổ đông công ty.
  4. Bản sao Giấy tờ pháp lý (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của thành viên/cổ đông, người đại diện theo pháp luật.
  5. Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức).
  6. Giấy ủy quyền của Người đại diện theo pháp luật cho người đi nộp hồ sơ.

Ø Mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần có gì khác biệt?

Công ty cổ phần nếu có nhiều hơn 11 cổ đông, hoặc có cổ đông là tổ chức chiếm trên 50% tổng vốn điều lệ thì trong hồ sơ thành lập công ty cổ phần phải bao gồm nội dung liên quan đến: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Cụ thể:

  1. Hội đồng quản trị và số lượng thành viên hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị”. Quy định này đòi hỏi khi thành lập công ty cổ phần có nhiều cổ đông quý vị sẽ phải cân nhắc đến việc số lượng người được tham gia hội đồng quản trị để điều hành công ty.

  1. Ban kiểm soát và trường hợp bắt buộc phải lập ban kiểm soát

+ Theo quy định công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải lựa chọn một trong hai mô hình quản lý sau:

– Một là mô hình tổ chức quản lý gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Hai là mô hình tổ chức quản lý gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

+ Quy định về ban kiểm soát công ty cổ phần căn cứ theo Điều 168 Luật doanh nghiệp 2020

“Điều 168. Ban kiểm soát

  1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
  3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.”

Hướng dẫn soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Ø Chuẩn bị thông tin trước khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty:

  • Chuẩn bị tìm một cái tên công ty đúng luật, hay, không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn, không thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp hiện hành. 
  • Chuẩn bị địa chỉ công ty an toàn, được phép đăng ký kinh doanh, không thuộc những nơi bị cấm đặt địa chỉ doanh nghiệp. Không nằm ở khu vực căn hộ chung cư vì ở đó chỉ có chức năng để ở chứ không có chức năng đăng ký kinh doanh. Trừ trường hợp căn hộ nằm ở khu kinh doanh thương mại thì bạn phải xuất trình văn bản chứng minh khu đó được phép đăng ký kinh doanh.
  • Chuẩn bị mức vốn điều lệ cần đăng ký thành lập Công ty.
  • Chuẩn bị lựa chọn người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tối thiểu đủ 18 tuổi, không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của luật và để kinh doanh thành công thì người đại diện theo pháp luật cần có kinh nghiệm và năng lực quản lý ở lĩnh vực công ty dự tính thành lập. Có thể thuê người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.

Ø Lựa chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký công ty

  • Việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp lựa chọn theo Phụ lục I và II Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/08/2018.
  • Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội

HTD LawLang chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội, nhận triển khai thủ tục thành lập doanh nghiệp trọn gói với nhiều hỗ trợ pháp lý về thuế, hóa đơn, tư vấn pháp lý,… Quý khách hàng cần báo giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi ngay theo thông tin

CÔNG TY TNHH HTD L.A.W.L.A.N.G CONSULTATION

Điện thoại: 0986.509.086

Email: lawlangconsultationltd@gmail.com

Địa chỉ: NO12-LK12-21, khu đất dịch vụ Dọc Bún 1, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc!

Có HTD LawLang, không lo lắng!