THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY NƯỚC NGOÀI [2023]
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam ngoài việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hay Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hay bất cứ hình thức đầu tư nào khác trong Luật Đầu tư thì họ còn lựa chọn một hình thức khác là thành lập chi nhánh công ty nước ngoài vì thủ tục thường đơn giản và nhanh hơn các hình thức đầu tư trên và các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội để có thể tìm hiểu trước về môi trường kinh doanh, thị phần, nhu cầu của người dân nước sở tại,…. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Cùng HTD Law Lang theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin về thủ tục cũng như dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam mà HTD Law Lang đang cung cấp.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.
Cơ sở pháp lý
– Luật Thương mại 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005 và các bản sửa đổi, bổ sung;
– Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016 của Bộ Công Thương quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Thông tư số 143/2016/TT-BTC ngày 26/9/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương thành phố Hà Nội.
– Sau đây là thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam (áp dụng cho công ty TNHH, công ty Cổ Phần, doanh nghiệp tư nhân.)
1. Quyền thành lập Chi nhánh và Điều kiện cấp Giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ về Điều kiện cấp Giấy phép thành lập chi nhánh:
Quyền thành lập Cho nhánh của Thương nhân nước ngoài như sau:
(1) Thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(2) Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ về Điều kiện cấp Giấy phép thành lập chi nhánh:
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
(2) Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
(3) Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
(4) Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
(5) Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành”.
2. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP:
Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:
(1) Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.
(2) Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
(3) Việc thành lập Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏecộng đồng.
(4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
Căn cứ Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP:
Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
(2) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
(3) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
(4) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
(5) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
(6) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
(7) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:
– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan:
+ Địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.
Lưu ý:
– Tài liệu (2), (3), (4), (5) và (6) ở mục 3 này, đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nước ngoài) ở trên phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu (2) phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
– Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình Giấy tờ pháp lý cá nhân(CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc Giấy tờ khác có giá trị tương đương) và Văn bản ủy quyền.
4. Quy trình xin cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
– Bước 1: Chuẩn bị tài liệu, hoàn thiện hồ sơ pháp lý đã nhắc tới ở Mục 3.
– Bước 2: Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả đăng ký.
+ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cấp phép: Bộ công thương
+ Hình thức nộp hồ sơ: Nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng).
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sunghồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
+ Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
+ Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửivăn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do
– Bước 3: Làm con dấu tròn của chi nhánh và người đại diện; mua chữ ký số và mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh sau khi có giấy phép hoạt động.
– Bước 4: Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
– Bước 5: Đăng tải thông tin giấy phép thành lập chi nhánh lên báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp, thực hiện điều này trong vòng 45 ngày đầu từ khi nhận giấy phép.
– Bước 6: Chi nhánh thông báo cho Bộ Công thương và Sở Công thương địa phương về việc mở cửa hoạt động.
– Bước 7: Công bố thông tin về Chi nhánh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình các nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;
+ Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
+ Người đứng đầu Chi nhánh;
+ Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép;
+ Nội dung hoạt động của Chi nhánh;
+ Ngày cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài. Quý khách hàng cần báo giá dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay theo thông tin