Trang chủ / Đăng ký kinh doanh / Thủ tục phá sản (Cập nhật 2023)

Thủ tục phá sản (Cập nhật 2023)

05/06/2023 - 900 Lượt xem

Phá sản là tình trạng mà không một doanh nghiệp nào mong muốn. Vậy thủ tục phá sản là thủ tục gì? Những điều cần lưu ý liên quan đến thủ tục phá sản này là gì? Hãy cùng HTD LawLang tìm hiểu qua bài viết này.

Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng - Luật Hồng Bàng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Phá sản 2014

Thủ tục phá sản là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014).

Thủ tục phá sản là một thủ tục về pháp lý nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu kết quả giải quyết không thể đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án) sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản

Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014, bao gồm:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần 
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở 
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông đều trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã

Đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản

Theo khoản 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014, các đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Theo khoản 1 Điều 42 Luật Phá sản 2014, trừ các trường hợp quy định tại Điều 105 theo thủ tục rút gọn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cụ thể như sau:

Quyết định mở thủ tục phá sản

  • Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
  • Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

(Khoản 2, 3 Điều 42 Luật Phá sản 2014)

Không mở thủ tục phá sản

  • Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không có mất khả năng thanh toán

Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014 được tiếp tục giải quyết.

Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau:

  • Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
  • Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;
  • Từ bỏ quyền đòi nợ;
  • Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong đó, các giao dịch trên là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Phá sản 2014.

Thủ tục phá sản la thủ tục gì?

Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản

  • Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
  • Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.
  • Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.
  • Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
  • Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.
  • Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
  • Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
  • Tham gia Hội nghị chủ nợ.
  • Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
  • Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
  • Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
  • Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản.
  • Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
  • Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này.
  • Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.

Dịch vụ của HTD LawLang đối với thủ tục phá sản

  • HTD LawLang tư vấn điều kiện, quy trình, thủ tục pháp lý liên quan đến mỗi nội dung thay đổi để doanh nghiệp chuẩn bị.
  • Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của HTD LawLang, chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo hồ sơ chuyển khách hàng ký để chúng tôi thực hiện các bước tiếp theo.

 

Khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh và thông qua dịch vụ của  HTD LawLang, Quý khách hàng chỉ cần chuyển cho HTD LawLang các thông tin thay đổi và giấy tờ liên quan và ký hồ sơ. Các công việc còn lại: soạn thảo hồ sơ, thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả theo nội dung thay đổi sẽ do chúng tôi thực hiện toàn bộ.

CÔNG TY TNHH HTD L.A.W.L.A.N.G CONSULTATION

Điện thoại: 0986.509.086

Email: lawlangconsultationltd@gmail.com

Địa chỉ: NO12-LK12-21, khu đất dịch vụ Dọc Bún 1, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc!

Có HTD Law Lang, không lo lắng!