Trang chủ / Đăng ký kinh doanh / Thủ tục giải thể doanh nghiệp [2024]

Thủ tục giải thể doanh nghiệp [2024]

04/06/2023 - 710 Lượt xem

Thế giới đang tìm cách để quay trở lại đường đua phát triển kinh tế. Trong mấy năm qua, đại dịch Covid-19 đã đi qua, càn quét và tàn phá nền kinh tế của toàn bộ các nước trên thế giới. IMF (2022) dự báo, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm từ 3,19% năm 2022 xuống còn 2,66% năm 2023, chủ yếu do suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển (từ 2,43% năm 2022 xuống còn 1,11% năm 2023), trong khi không có thay đổi lớn ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (3,73% so với 3,74%).

Ở Việt Nam, Năm 2022, tỷ lệ các công ty phải tạm ngừng, giải thể tăng cao đột biến so với các năm 2020 và các năm khác trở về trước. Doanh nghiệp không có nguồn thu, người lao động đồng loạt mất việc làm, chi tiêu bị cắt giảm. Khó khăn ập tới, Doanh nghiệp không thể tiếp tục các công việc kinh doanh của mình, họ tính đến việc giải thể.

Vậy, điều kiện và thủ tục giải thể được thực hiện như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng HTD Law Lang nhé!

1. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1.1. Các trường hợp bị giải thể

Theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020:

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

 

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

 

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

 

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

 

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

 

1.2. Điều kiện để được giải thể

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

 

2. Hồ sơ và thủ tục thực hiện giải thể

2.1. Hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể

– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

– Nghị quyết, quyết định về việc giải thể doanh nghiệp;

– Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp (Đối với Công ty TNHH/Công ty cổ phần)

– Phương án giải quyết nợ (nếu có).

– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp;

– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan (nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu).

 

2.2. Thủ tục thực hiện giải thể

Lưu ý: Trước khi nộp Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

BƯỚC 1: Thông báo tình trạng của doanh nghiệp thực hiện giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua nghị quyết/quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

 

Nghị quyết/Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên/cổ đôngg về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

 

(*) Nghị quyết/Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:

 

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Lý do giải thể;

– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể

 

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

 

BƯỚC 2: Làm việc tại cơ quan quản lý thuế

Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Chúng ta sẽ tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu;

Doanh nghiệp cần phải đến cơ quan Thuế quản lý để thực hiện việc chốt thuế và yêu cầu đóng mã số thuế tại cơ quan Thuế quản lý.

Nếu Doanh nghiệp của bạn đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan Thuế sẽ ra văn bản cho bạn về việc Doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và đề nghị Doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

 

Nếu Doanh nghiệp của bạn chưa hoàn thành các nghĩa vụ thuế (vd như còn nợ thuế, phí, tiền chậm nộp, tiền phạt,…) thì cần phải nhanh chóng hoàn thành các nghĩa vụ thuế để cơ quan Thuế còn xử lý tiếp các công việc cho Doanh nghiệp của bạn.

 

BƯỚC 3: Đăng ký, nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 209 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

 

BƯỚC 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể công ty, doanh nghiệp

 

Khoản 8 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo hai phương thức:

 

– Trường hợp giải thể theo hồ sơ, Điều 71 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế.

+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

– Trong trường hợp đương nhiên giải thể mà sau 180 ngày kể từ ngày thông báo giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến ​​phản đối bằng văn bản của các bên có liên quan, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế phải hết sức quan tâm đến thủ tục nộp thuế cho doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về điều kiện và thủ tục Giải thể Doanh nghiệp. Quý khách hàng cần báo giá dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay theo thông tin

CÔNG TY TNHH HTD L.A.W.L.A.N.G CONSULTATION

Điện thoại: 0986.509.086

Email: lawlangconsultationltd@gmail.com

Địa chỉ: NO12-LK12-21, khu đất dịch vụ Dọc Bún 1, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc!

Có HTD Law Lang, không lo lắng!