THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP [2023]
1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: có tính mới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
– Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
4. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
5. Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 1: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp để kiểm tra khả năng đăng ký bảo hộ
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 3: Nộp hồ sơ
Bước 4: Xử lý hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 5: Ra Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Lưu ý: Đối với trường hợp kiểu dáng công nghiệp thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân tổ chức thì chỉ cấp văn bằng bảo hộ cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp. HTD LAWLANG luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Trân trọng!
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp hãy liên hệ ngay HTD LawLang:
Tư vấn: 0986509086
Zalo: 0986509086
Fanpage: HTD LawLang
Mail: lawlangconsultationltd@gmail.com