Trang chủ / Quản trị doanh nghiệp / THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ [2023]

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ [2023]

11/03/2023 - 423 Lượt xem

1. Khái niệm quyền tác giả và căn cứ phát sinh quyền tác giả

a. Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh.

b. Căn cứ phát sinh quyền tác giả

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

2. Đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh,…

– Tác phẩm phái sinh.

3. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

4. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

– 02 bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả (đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều).

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

– Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).

5. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký bản quyền

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

6. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả được bảo hộ đối với quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể như sau:

– Quyền nhân thân: được bảo hộ vô thời hạn bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên trên tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (trừ quyền công bố tác phẩm).

–  Quyền tài sản: thời hạn bảo hộ được quy định tùy thuộc vào từng loại hình tác phẩm (đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng và tác phẩm khuyết danh là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; nếu không rơi vào các loại hình trên thì tác phẩm được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. HTD LAWLANG luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về đăng ký bản quyền tác giả.

Trân trọng!

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bản quyền tác giả hãy liên hệ ngay HTD LawLang:

Tư vấn: 0986509086

Zalo: 0986509086

Fanpage: HTD LawLang

Mail: lawlangconsultationltd@gmail.com