Trang chủ / Giấy phép / Thủ tục cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân và đa khoa

Thủ tục cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân và đa khoa

01/04/2023 - 389 Lượt xem

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội. Đi kèm với đó là sự quá tải các bệnh viện công, đặc biệt là các bệnh viện tỉnh, thành phố. Do vậy mở phòng khám tư nhân đang được nhiều y bác sỹ lựa chọn để giảm tình trạng quá tải cũng như tăng thêm thu nhập cho các y bác sỹ và giúp người bệnh có thêm nhiều sự lựa chọn.

Thủ tục mở phòng khám tư nhân là thủ tục bắt buộc khi cá nhân hoặc tổ chức muốn thành lập cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập các chuyên khoa như: Răng hàm mặt, Siêu âm, Nội, Nhi, Sản phụ khoa, Tai mũi họng… HTD LawLang là đơn vị tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực xin giấy phép, đặc biết là những giấy phép trong lĩnh vực y tế, chúng tôi xin tư vấn điều kiện mở phòng khám tư nhân như sau:

I. Quy định cấp giấy phép

  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội;
  • Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế;
  • Thông tư 43/2013/TT-BYT phân tuyến hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh.

Thẩm quyền cấp phép: Sở y tế tỉnh, thành phố.

Thời gian cấp giấy phép:

Thời gian được cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân theo quy định của pháp luật là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

II. Điều kiện mở phòng khám tư nhân

Căn cứ quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP, một phòng khám tư nhân được cấp giấy phép hoạt động khi phòng khám đó đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Điều kiện về tư cách chủ thể

Bác sỹ muốn mở phòng khám trước hết tùy vào quy mô của từng cơ sở mà phải thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.

Ngoài ra còn một số lưu ý quan trọng:

  • Đối với những bác sĩ là cán bộ, công chức, viên chức của bệnh viện thì theo quy định của Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành sẽ không được phép thành lập cũng như quản lý doanh nghiệp mà chỉ có thể thành lập hộ kinh doanh. 
  • Còn đối với những bác sĩ làm trong các bệnh viện công lập nhưng mới chỉ có hợp đồng lao động với bệnh viện mà chưa phải là cán bộ, công chức, viên chức thì có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp

2. Điều kiện về cơ sở vật chất phòng khám

  • Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

3. Điều kiện về trang thiết bị tại phòng khám

  • Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
  • Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

4. Điều kiện về nhân sự

Phòng khám tư nhân phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và thỏa mãn điều kiện:

  • Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa của phòng khám;
  • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải là Người hành nghề cơ hữu tại phòng khám chuyên khoa đang thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám. Có nghĩa người này sẽ làm việc tại Phòng khám theo thời gian hoạt động của phòng khám đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

Lưu ý: Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản

III. Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng khám tư nhân

     1. Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng khám

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hộ kinh doanh (Bản sao).
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (Bản sao).
  • Giấy xác nhận quá trình thực hành theo đúng mẫu (Bản sao);
  • Đơn cho phép làm việc ngoài giò có xác nhận của thủ trưởng cơ quan và đơn vị (Bản sao);
  • Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;
  • Hợp đồng thu gom rác thải y tế nguy hại;
  • Hệ thống xử lý nước thải đối với những phòng khám có sử dụng hệ thống nước trong quá trình khám chữa bệnh.

     2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Danh mục kỹ thuật lần đầu

  1. Công văn đề nghị.
  2. Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật.
  3. Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bao gồm:
  • Các kỹ thuật mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện theo tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở mình;
  • Các kỹ thuật của tuyến trên mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện;
  • Hồ sơ mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế – xã hội và phương án triển khai thực hiện kỹ thuật.
    Bảng danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt phải được trình bày theo đúng kết cấu (viết đúng chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật, tên kỹ thuật) của Danh mục kỹ thuật.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết thủ tục cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân và đa khoa. HTD LAWLANG luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân và đa khoa.

Trân trọng!

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân và đa khoa hãy liên hệ ngay HTD LawLang:

Tư vấn: 0986509086

Zalo: 0986509086

Fanpage: HTD LawLang

Mail: lawlangconsultationltd@gmail.com